Những vị trí trong bóng đá

Bóng đá ngày nay là một môn thể thao vua được nhiều người biết đến nhất ở trên thế giới. Có rất là nhiều giải đấu từ trong nước đến quốc tế ở nhiều độ tuổi khác nhau, bằng những lối chơi bóng đầy tài năng, pha ghi bàn tuyệt đẹp, hay những đòn phản công bất ngờ,…bóng đá đã ngày càng thu hút được đông đảo lượng người hâm mộ. Mỗi trận bóng là một sự kết hợp một cách hài hòa, ăn ý giữa các thành viên trong đội.

Mỗi trận bóng diễn ra sẽ có 2 đội thi đấu, mỗi bên sẽ có 11 cầu thủ, mỗi người sẽ đảm nhiệm một vị trí và trách nhiệm khác nhau. Vậy trong sân bóng sẽ bao gồm những vị trí nào? Hãy cùng w88 tìm hiểu nhé!

1. Thủ môn

Thủ môn là người khác biệt nhất trong đội hình, mỗi đội thường có 2 thủ môn, một người bắt chính và một người dự bị. Khác với các cầu thủ, trọng tài, trang phục của thủ môn sẽ có sự khác biệt.

Vị trí của thủ môn đó là người đứng bảo vệ khung thành đội nhà và cũng là người chơi thấp nhất trong hàng phòng ngự của một đội.

Thủ môn sẽ có nhiệm vụ cản phá những cú sút bóng vào khung thành của đội bạn, làm sao để bóng không bay vào trong lưới. Vì phải bắt bóng bằng tay nên thủ môn thường được trang bị găng tay vừa để tăng ma sát với trái bóng vừa để bảo vệ cho bàn tay khỏi chấn thương.

2. Hậu vệ

Hậu vệ là người đang chơi ở trong vị trí ngay phía trước thủ môn và cầu môn của đội nhà. Đây là những người dùng để làm hàng rào chắn, nhiệm vụ của họ là theo kèm cầu thủ đội bạn và cản trở đối phương ghi bàn thắng.

Trong một đội hình, hậu vệ sẽ được chia ra nhiều vị trí khác nhau với tên gọi khác nhau bao gồm:

Trung vệ (Hậu vệ trung tâm)

Trong một đội hình thông thường sẽ có khoảng từ 2-3 trung vệ và tùy thuộc vào sơ đồ và chiến thuật của HLV mà những người này sẽ chơi ở những vị trí khác nhau trước thủ môn và trước cầu môn.

Nhiệm vụ chung cho vị trí này là ngăn cản đối phương đi bóng đến khu vực cấm địa, kèm người để cắt đường chuyền và ngăn cản đối phương ghi bàn.

Do đảm nhận nhiệm vụ kèm người nên vị trí này thường là những người có thể hình cao, to để có lợi thế khi chơi ở vị trí trung tâm. Không chỉ vậy, ở vị trí này các cầu thủ phải có tư duy tốt để có thể phán đoán và đọc được những đường bóng của đối phương.

Hậu vệ quét

Là những người chơi ở trung tâm hàng phòng ngự của đội bóng, có nhiệm vụ kèm tiền đạo của đối phương, đoạt bóng để đưa lên tuyến trên.

Nhiệm vụ chính là phòng thủ nên đòi hỏi cao về việc tư duy chiến thuật, khả năng phán đoán chính xác. Bên cạnh khả năng kèm cặp người, hậu vệ quét cũng cần có khả năng xử lý bóng tốt để phát động những đợt tấn công lên phần sân đối phương.

Hậu vệ biên (hay Hậu vệ cánh)

Đây là vị trí của những cầu thủ chơi ở vị trí hai bên hàng phòng ngự. Nhiệm vụ của hậu vệ biên là theo sát cầu thủ của đối phương, không cho đối thủ tạt bóng vào bên trong khu vực cấm địa.

Tùy thuộc vào ý đồ của HLV, hậu vệ biên cũng có thể làm nhiệm vụ phòng thủ hay những hậu vệ biên cũng có thể tham gia tấn công.

Ở vị trí này đòi hỏi các cầu thủ phải đa năng để vừa có thể lui xuống phòng ngự vừa có thể tham gia tấn công. Đây là vị trí đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, sức bền và sức dẻo và phải có khă năng đọc tình huống tốt để đánh ý đồ của đối phương.

Tổng hợp các trang nhà cái uy tín nhất ở thời điểm hiện tại.

3. Tiền vệ

Tiền vệ được coi là vị trí trung tâm, là linh hồn của cả đội bóng, là nơi phát động việc tấn công và bộ máy vận hành lối chơi của toàn đội.

Tiền vệ chơi ở vị trí dưới hàng tiền đạo và phía trên hậu vệ. Các cầu thủ ở vị trí này có nhiệm vụ đoạt bóng của đối phương và chuyền cho đồng đội tạo những đợt tấn công.

Tiền vệ cũng sẽ được chia ra nhiều vị trí với tên gọi và cả chức năng khác nhau như sau.

Tiền vệ trung tâm

Đây có thể được gọi là vị trí xương sống của toàn đội. Tiền vệ trung tâm có rất nhiều chức năng nhưng nhiệm vụ chính đó là kiểm soát lối chơi của toàn đội, điều tiết về nhịp độ trận đấu và tổ chức những đợt tấn công hợp lý.

Không chỉ vậy, người chơi ở trong vị trí tiền vệ trung tâm cần phải có nhãn quan chiến thuật tốt, có khả năng bao quát và kiểm soát cả thế trận.

Tiền vệ phòng ngự

Tiền vệ phòng ngự thông thường sẽ chơi ở phía trên hậu vệ để hỗ trợ khâu phòng thủ. Vị trí này tương tự giống như hậu vệ quét nhưng được chơi cao hơn ở trong đội hình.

Người ở vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ hậu vệ ngăn cản đối phương lên bóng bên phần sân nhà để giảm sức ép cho hàng phòng ngự, bọc lót cho hậu vệ biên và hậu vệ cánh khi tràn lên tấn công nhưng chưa kịp lui về phòng ngự. Không chỉ vậy, tiền vệ này còn trực tiếp tranh chấp bóng, tiếp nhận bóng để để phát đợt tấn công lên phần sân đối phương.

Những người chơi ở vị trí phòng ngự có sức khỏe và kỹ thuật tốt cùng thể hình cao to sẽ là một lợi thế lớn.

Tiền vệ cánh

Cũng giống như hậu vệ biên, tiền vệ cánh là những người kiểm soát tốt khu vực hai bên sân dọc theo hai đường biên. Những cầu thủ chơi ở vị trí này phải hỗ trợ tham gia phòng ngự và tấn công.

Họ là những người ngăn cản đối phương triển khai những đường bóng ở phần biên. Bên cạnh đó, các tiền vệ còn tranh chấp bóng và tham gia tấn công.

4. Tiền đạo

Đây là vị trí gần khung thành đối phương nhất, nhiệm vụ chính là ghi bàn. Là một vị trí quan trọng nên đòi hỏi cầu thr phải có kỹ thuật cực tốt, sức khỏe tốt vì đây là khu vực tranh chấp và có những va chạm mạnh do cầu thủ đội bạn bảo vệ khung thành.

Tiền đạo sẽ có: Tiền đạo trung tâm, tiền đaọ thường, tiền đạo tấn công và tiền đạo cánh.

Tùy vào mỗi trận đấu mà các HLV sẽ có những chiến thuật riêng. Một đội bóng muốn thành công không phải tưng vị trí chơi tốt mà phải là sự đoàn kết của toàn đội. Tất cả những vị trí trên sân đều quan trọng, đều có mục tiêu chung là ghi bàn vào lưới đối phương.

Xem thêm: Top 10 cầu thủ đẹp trai nhất thế giới khiến fan nữ “điêu đứng”